TẬP ĐOÀN NƯỚC NGOÀI Ồ ẠT VÀO THỊ TRƯỜNG DƯỢC VIỆT NAM

Công ty dược phẩm Việt Nam đang dần bị lép vế trước các đối thủ nước ngoài. Với hàng loạt các chính sách nới lỏng được đưa ra, thị trường dược phẩm Việt Nam là miếng bánh béo bở cho các công ty dược nước ngoài nhảy vào.

Dược phẩm được cho là một trong ba lĩnh vực mũi nhọn mà các nhà đầu tư cho là khó có khả năng xảy ra lỗ nhất khi góp vốn vào. Bởi vì nhu cầu trong lĩnh vực dược phẩm này hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi kinh tế ổn định hay suy thoái như các ngành khác.

Hơn nữa, Việt Nam có số dân đông đúc sẽ là một thị trường đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp nước ngoài. Tính từ đầu năm đến nay, các công ty dược và các nhà đầu tư nước ngoài đã không bỏ lỡ bất cứ một cơ hội nào để tham gia vào các thương vụ mua bán, hợp tác với các công ty dược phẩm Việt Nam nhằm mục đích mở rộng thị phần.

Ngoài ra thị trường dược phẩm Việt Nam trong các tháng tính từ đầu năm đến nay vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân ở mức độ 2 con số. Vì thế, Việt Nam vẫn là thị trường tiềm năng đầy màu mỡ mà các công ty nước ngoài nhắm đến.

Pharma investment

Và yếu tố đang kể nhất ảnh hưởng trong năm 2020 là sự vững vàng chống dịch Covid-19 của Việt Nam. Với khả năng phòng chống, khoanh vùng và giải quyết nhanh các đợt dịch Covid bùng lên trong năm 2020 và đầu năm 2021. Kinh tế Việt Nam đang ổn định trở lại và một phần được lợi hơn khi các đât nước khác vẫn đang gồng mình chống dịch.

Nhìn nhận các vấn đề chủ yếu và thứ yếu trên, trong những năm qua, đặc biệt là năm 2020 rất nhiều nhà đầu tư / doanh nghiệp nước ngoài đã ồ ạt đổ xô vào thị trường Việt Nam qua nhiều cách, thu mua cổ phần, xây dựng nhà máy mới…

Abbot tiến quân vào ngành dược Việt Nam

Vào tháng 8 năm 2016, một công ty được các bà mẹ và trẻ nhỏ biết đến với rất nhiều các sản phẩm sữa là Abbot của Hoa Kỳ đã hoàn thành tất cả các thủ tục trong vụ mua lại một công ty chuyên về lĩnh vực dược của Việt Nam là công ty trách nhiệm hữu hạn Dược phẩm Glomed. Đây là công ty dược phẩm lớn, có tên tuổi trong thị trường dược phẩm Việt Nam.

Mọi thông tin cụ thể về thương vụ này được bảo mật hoàn toàn. Tuy nhiên sau khi hoàn thành các thủ tục thu mua lại công ty dược phẩm này, Abbot đã trở thành một trong mười công ty dược phẩm hàng đầu trong việc sản xuất và phân phối các sản phẩm dược tại thị trường Việt Nam.

Sau thương vụ này, Abbot đã có trong tay hai nhà máy chuyên sản xuất Tân dược tại khu công nghiệp Việt Nam Singapo Bình Dương từ Glomed. Ngoài ra, Abbot cũng được sở hữu một danh mục các sản phẩm gồm thuốc kháng sinh, thuốc tiêu hoá, thuốc hô hấp, tim mạch, thuốc giảm đau, thuốc sức khoẻ làm đẹp như các loại thuốc sinh lý nữ, nhóm các  sản phẩm thuốc không kê đơn OTC với số lượng lớn.

Kết hợp với một chuỗi hơn 3000 nhân viên cùng 20 năm kinh nghiệm tại thị trường Việt Nam, Abbot chắc chắn sẽ được biết đến như một đại gia trong ngành dược đồng thời sẽ trở thành một đối thủ nặng kí cho các công ty dược phẩm Việt trong thời gian tới.

Chưa kể đến Glomed là một công ty rất có năng lực, đã được Vietnamreport đánh giá là một trong 100 doanh nghiệp có mức tăng trưởng cao nhất và hiện đang là một trong năm thương hiệu thuốc hàng đầu Việt Nam. Đến nay, Abbot đã có những kế hoạch dựa trên thành công sẵn có của Glomed nhằm đảm bảo sự phát triển lâu dài trong lĩnh vực dược phẩm tại Việt Nam.

 

Công ty dược phẩm Nhật đặt chân vào thị trường Việt Nam

Trước cả vụ thâu tóm Glomed của Abbot, tháng 7 năm 2016, công ty dược phẩm của Nhật là Taisho Pharmaceutial Holdings trực thuộc tập đoàn Taisho Holdings đã đưa thông tin về việc hoàn tất mua lại 24,5% cổ phẩn của công ty Dược phẩm Hậu Giang là doanh nghiệp dược lớn nhất trên sàn chứng khoán hiện nay của Việt Nam. Đến năm ngoái, Taisho chính thức chi phối công ty dược phẩm lớn nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long với trên 51% vốn.

Trong năm qua, tập đoàng ASKA Nhật Bản cũng đã hoàn thành thu mua 25% cổ phần của công ty Dược Hà Tây, trở thành cổ đông chính của công ty.

CÁC CÔNG TY QUỐC TẾ LIÊN TỤC Ồ ẠT ĐỔ VÀO THỊ TRƯỜNG NGÀNH DƯỢC

Tập đoàn dược phẩm CFR International SPA chuyển nhượng toàn bộ 51,69% vốn tại Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Y tế Domesco sau 6 năm nắm giữ cho Abbott Laboratories (Chile) Holdco SPA. Giá trị chuyển nhượng khi đó ước tính khoảng 2.300 tỉ đồng. Thực chất giao dịch này là giữa các công ty thành viên bởi từ năm 2014, Abbott đã nắm quyền sở hữu CFR International SPA thông qua một thương vụ mua bán sáp nhập.

Stada Service Holding B.V và những người liên quan cách đây một tháng được đại hội đồng cổ đông Công ty cổ phần Pymepharco (PME) cho phép nâng tỷ lệ sở hữu lên tối đa 100% mà không cần chào mua công khai. Ngay tuần trước, cổ đông này mua 4,5 triệu cổ phiếu, tương ứng 380 tỉ đồng để tăng tỷ lệ sở hữu lên xấp xỉ 76%. Măc dù sau thương vụ không thấy thay đổi nhiều nhưng thực tế, đối tác ngoại đang tham gia sâu hơn trong làn sóng thâu tóm này.

Song song với việc mua lại cổ phần của các công ty, các doanh nghiệp nước ngoài cũng hợp tác với các công ty dược của Việt Nam nhằm tận dụng một cách tối đa hệ thống các kênh phân phối sẵn có của các công ty này.

Ví dụ điển hình cho trường hợp này là trong tháng 9 vừa qua Tập đoàn Sanofi, được đánh giá là một trong 20 công ty dược phẩm lớn nhất thế giới, đã tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác chiến lược với tổng công ty Dược Việt Nam Vinapharm.

Ngành dược sẽ tăng trưởng tiếp tục ở mức hai con số trong giai đoạn 2020-2025 và đạt mức 7,7 tỉ USD vào năm sau, theo số liệu của Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam. Nhu cầu và mức độ chi trả cho việc chăm sóc sức khỏe của người dân cũng ngày càng lớn, trong khi mỗi năm nước ta vẫn phải nhập khẩu một lượng lớn thuốc do nguồn cung sản xuất không đáp ứng đủ. Năm ngoái con số này khoảng 3 tỉ USD và dự kiến năm nay tăng lên 4,35 tỉ USD.

Pharma investment 2

Dược phẩm là một lĩnh vực đặc thù, mất rất nhiều thời gian để xây dựng tên tuổi và chiếm lĩnh thị phần. Trong khi đó, phần đông doanh nghiệp dược phẩm nội địa chỉ sản xuất thuốc ở dạng generic vì trình độ bào chế còn hạn chế và không giàu tiềm lực để đầu tư chi phí lớn cho nghiên cứu và phát triển các loại thuốc mới, tận dụng lợi thế sẵn có của doanh nghiệp để kết hợp với thành tựu khoa học, công thức thuốc độc quyền của các công ty lớn trên thế giới là xu hướng tất yếu của ngành dược Việt Nam” - bà Lý Thị Hiền, Trưởng phòng Phân tích Công ty TNHH Chứng khoán Yuanta Việt Nam.

Việc các công ty nước ngoài chen chân vào thị trường dược nước ta sẽ là cơ hội để các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo động lực để ngành dược Việt Nam phát triển. Tuy nhiên mặt trái của nó chính là nếu các công ty của chúng ta không cạnh tranh nổi thì việc thị trường dược rơi vào tay doanh nghiệp nước ngoài là điều rất dễ xảy ra.