VĂC-XIN ASTRAZENECA: BAO LÂU THÌ NÊN TIÊM MŨi THỨ 2?
Trong khi các nước phát triển như Đức, Hà Lan, Mỹ đang dư thừa vaccine covid và tìm mọi cách để người dân tiêm chủng trước khi thuốc hết hạn thì ở các nước đang phát triển như Việt Nam và Thái Lan, chính phủ phải chật vật tìm vaccine từ nhiều nguồn khác nhau và vì vậy, người dân không có nhiều cơ hội để kiểm soát thời gian giữa 2 mũi tiêm: vậy thời điểm tiêm mũi thứ 2 khác nhau sẽ mang lại kết quả miễn dịch khác nhau như thế nào?
Nhà nghiên cứu Jacqui của Anh đã so sánh các mức độ hiệu quả khi tiêm mũi vaccine thứ hai cách nhau từ 6 tới 12 tuần. Báo cáo chỉ ra rằng mức độ hiệu quả là khác nhau rõ rệt giữa các khoảng thời gian được nghiên cứu.
Phương pháp tiêm chủng tại Anh quốc lấy khoảng cách giữa hai liều tiêm chủng vắc xin Oxford Astrazeneca là 12 tuần. Các nhà nghiên cứu tại đại học Oxford đã cho biết loại vắc xin này “ có thể tác động đáng kể đến sự lây truyền của vi rút trong cộng đồng”.
Căn cứ trên bài nghiên cứu khoa học của Voysey M và cộng sự [1], tiến hành phân tích trên 17,177 người tham gia tại Anh, Brazil và Nam Phi. Dữ liệu thực tế được thu thập trong một tháng, trong đó 332 có triệu chứng của covid-19, thêm 201 trường hợp có triệu chứng trong bài nghiên cứu trước đó [2]. Các bài nghiên cứu đang được thẩm định tại Lancet (tuần san y khoa có uy tín trên thế giới).
Một liều vắc xin tiêu chuẩn cung cấp 76% khả năng bảo vệ chống lại các triệu chứng của covid khi mắc phải sau 90 ngày từ khi tiêm chủng. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ, khả năng bảo vệ có thể kéo dài bao lâu với một liều duy nhất vì có quá ít trường hợp sau 90 ngày để đưa ra bất kỳ đánh giá có ý nghĩa nào.
Nghiên cứu cho thấy hiệu quả của vắc xin đạt 82,4% sau liều thứ hai ở những người có khoảng cách tiêm chủng từ 12 tuần trở lên (khoảng tin cậy 95% từ 62,7% đến 91,7%). Nếu hai liều được tiêm cách nhau dưới sáu tuần, hiệu quả chỉ là 54,9% (khoảng tin cậy từ 32,7% đến 69,7%).
Trong các nghiên cứu tại Anh, các nhà khoa học lấy mẫu gạc mũi và họng hàng tuần từ các tình nguyện viên để kiểm tra dịch tễ. Vắc xin tỏ ra khá kém trong việc ngăn chặn sự nhiễm bệnh không triệu chứng; hiệu quả của nó tăng lên khi khoảng cách giữa các liều dài hơn và khoảng tin cậy rộng hơn (dữ liệu có độ chính xác hơn).
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng sau một liều tiêm chủng, kết quả xét nghiệm phản ứng chuỗi polymerase trên các trường hợp dương tính với covid-19 (bao gồm có triệu chứng và không có triệu chứng) đã giảm 67%, làm dấy lên hy vọng về tác động đáng kể đến việc ngăn chặn sự lây nhiễm bằng cách giảm số người nhiễm bệnh trong dân số.
Andrew Pollard, điều tra viên chính của thử nghiệm vắc-xin Oxford, và đồng tác giả của bài báo, cho biết dữ liệu này sẽ “hỗ trợ các chính sách của chính phủ gia tăng khoảng cách tiêm chủng giữa 2 liều lên 12 tuần, và khẳng định rằng mọi người được bảo vệ khỏi 22 ngày sau khi tiêm một liều vắc-xin."
Nhận xét về nghiên cứu, Paul Hunter, giáo sư y khoa tại Đại học East Anglia, cho biết, “Với các bằng chứng này, khoảng cách 12 tuần giữa liều thứ nhất và thứ hai rõ ràng là chiến lược tốt hơn vì nhiều người có thể được bảo vệ nhanh hơn và hiệu quả bảo vệ cuối cùng là lớn hơn. Do hiệu quả kém trong việc ngăn ngừa sự nhiễm bệnh không triệu chứng, vắc-xin sẽ không dừng được lây truyền covid, nhưng vẫn phải trải qua một chặng đường dài để giảm sự lây nhiễm, bởi vì sẽ có ít trường hợp nhiễm bệnh có triệu chứng hơn và những người có triệu chứng dễ lây nhiễm hơn những người không triệu chứng."
Azra Ghani, chủ tịch dịch tễ học bệnh truyền nhiễm, tại Đại học Imperial College London khuyến cáo nên thận trọng với kết quả, chỉ ra rằng nghiên cứu không được thiết kế để xem xét các khoảng cách giữa các liều hoặc so một với hai liều. “Những người tham gia nhận một liều duy nhất trẻ hơn, nhiều khả năng là nữ, nhiều khả năng là nhân viên y tế, nhiều khả năng cư trú ở Brazil và có nhiều khả năng là người da trắng so với những người được tiêm hai liều. Ngoài ra, những người nhận được một liều duy nhất được theo dõi trong một thời gian dài hơn đáng kể. Điều này có nghĩa là không hợp lý khi so sánh ước tính hiệu quả từ một liều duy nhất so với hai liều”.